IRAN ( Persia ) - P2

Link Album ảnh
Link note phần 1 ( cách đây hơn nửa năm trước @@, còn tối cuối tuần không hiểu sao động trời ngồi nhớ lại review cho xong câu chuyện ) , caption ảnh Iran với Dubai còn chưa bổ sung hết nữa. Cũng quên nhiều nhưng kiểu gì cũng phải lưu lại cả sau này quên mất
https://www.facebook.com/notes/l%C3%BD-anh-minh/review-iran-persia-/997490783656130
...
... Cuộc gặp gỡ ngay tại sân bay, bà chị của công ty du lịch đưa cho 1 các voucher nơi ở, mỗi cái đều kèm địa chỉ và số điện thoại tiếng Iran để taxi dễ đọc, tất cả được bỏ cẩn thận trong từng phong bì, kèm 1 cuốn sách màu giới thiệu các địa danh nổi tiếng của Iran và 1 hình điêu khắc bằng đá nhỏ, mang biểu tượng của người thời Babylon.

Tấm thảm, bức phù điêu của Iran và cây đền thần ở Dubai
Thật khó khăn khi mua 1 cái sim ở sân bay, tờ giấy hướng dẫn toàn tiếng Iran, số cũng tiếng Iran nốt, check balance cũng quỳ luôn, mà ngay tại đó không nạp tiền vào được, phải vào tận trong thành phố nạp tiền vào TK và đăng ký 3G.
Mình ngỏ ý muốn vào tham quan thành phố Shiraz trong buổi chiều đó rồi trở lại sân bay, vì có chuyến bay đến thủ đô Tehran vào chiều hôm đó, giá khoảng 25$, và 1 người phụ nữ khác đến đón. Cả 3 trên đường vào thành phố, phải ghé vào 1 cửa hàng tạp hoá để nạp tiền vào TK, rồi vào 1 cửa hàng điện thoại để giúp đăng ký 3G. Như kiểu xã hội mù công nghệ vậy, cũng giống như giờ ai bảo giúp đăng ký 3G hỏi mấy người lớn cũng chẳng ai biết.

Một con đường ở Shiraz, Iran
Trên đường đi, được ghé vào công ty du lịch để đổi sang tiền Iran, và được chụp ảnh làm kỷ niệm. Lên đường tham quan thành phố với cô tour guide kiêm lái xe, sau này là chủ nhà của mình ở Shiraz. 1 giảng viên tầm 45 tuổi, cũng có 1 đứa con học CNTT đang ở Nga.

Eram Garden, garden của Iran được UNESCO công nhận là di sản văn hoá. Vé 200k Rial ~ 130k, chờ tới 1 rưỡi 2h gì đấy mới mở cửa, khá là rộng, còn thẻ tour guide thì không mất tiền vé Hafez Tomb, nhà văn nổi tiếng của Iran và cả thế giới ( mình có biết đâu ), vé cũng 200k

Đường chạy 80 – 90, có những con đường lên tới 110-120, dọc đường treo hình của những người lính đã mất vì chiến tranh ở trên những cột đèn Thưởng thức cửa hàng bánh, trước khi cô ấy chở mình vào tận quầy thủ tục sân bay.
Lượn lờ mấy quầy vé các hãng hàng không ở sân bay Shiraz thấy giá cũng tầm hơn 1 triệu/ chiều, mà mình cũng chưa fix được thời gian bay nên thôi đợi gặp bạn ở Iran rồi tính sau. Bữa công ty du lịch đòi mình 65$. Ngân hàng ở đây làm việc đến khoảng 3h chiều, nhưng không cho đổi ngoại tệ ở đây
Không viết lại nên cũng không nhớ rõ lắm. Iran buổi tối rất lạnh, 3-4 độ, mua cái phiếu ra ngoài đường xếp hàng đứng bắt taxi. Ấn tượng với những taxi cũ chắc thời thập niên 90 thế ký trước, cũng may có máy sưởi hoạt động chứ không chết cóng mất.

Gia đình Milad và cậu bạn người Thụy Sĩ
Nhà 1 người bạn quen trên couchsufing ( mỗi tội xa quá, 5 mấy km, còn sân bay nội địa 8 mấy km ) 21 tuổi, mà ông già lái xe tìm đường không ra dù có số điện thoại liên lạc đó, hơn 10h đêm mới đến nơi, cuối cùng phải cho thêm tiền ổng. nhà Milad cách khá là xa trung tâm, nhưng được cái là ở gần đường lên chỗ trượt tuyết. Ở Tehran có 2 sân bay, nằm cách khá là xa nhau.
Ngôi nhà rất đẹp nhưng nhà vệ sinh kiểu ngôi xuống đất, nước tắm không phải hoà thủ công ( bên này kiểu nó thế ), mỗi phòng đều có máy sưởi ( khung sắt toả nhiệt ), nhiệt độ lạnh Gia đình bạn ấy mời mình ăn tối, nói chuyện 1 lúc, cậu ta nhường giường cho mình ngủ cùng phòng với anh trai, và khuya đó cậu ấy đi đón 1 người bạn từ Thuỵ Sĩ đến
Ngày 2: Tehran
Sáng dậy nhà vắng hoe, 2 ông kia thì còn đang ngủ, vào tắm phát rùi lấy mấy cốc mỳ tôm ra ăn cho nhẹ bớt hành lý, làm tận 2 cốc ( rồi cuối cùng nhận ra ở Iran người ta không có bán mỳ tôm cả loại gói cả loại trong ly ), tầm 10 rưỡi thì mẹ ra gọi 2 ông kia dậy. Bảo tối qua đi đón ông bạn người Thuỵ Sĩ hơn 5h mới ngủ. Anh bạn người Thuỵ Sĩ 19 tuổi tên là Lukas, dự định ở lại Iran 50 ngày, mới từ Istanbul tới Tehran khi sáng sớm nay. Cứ tưởng đi ít ngày nên rủ đi Esfahan với Shiraz luôn cho đỡ chi phí taxi ai ngờ ở lại lâu quá trời.
Phải nói rằng trong suốt 48 giờ ở Tehran, gia đình của Milad rất mến khách, Cậu có 1 người anh trai lớn hơn mình vài tuổi, đều trong nhà chỉ có cậu ta nói tiếng Anh rất tốt, trừ người mẹ không biết tiếng Anh không tham gia vào câu chuyện của chúng tôi, còn lại ông bố và cậu anh trai thường xuyên hỏi và trao đổi văn hoá, phong tục giữa 2 nước, về con người Hồi giáo.

1 trong nhiều tấm hình selfie, dân Iran thích bắt chuyện với khách du lịch
11h mới mò ra khỏi nhà, 3 đứa bắt taxi vào trung tâm thành phố, đến công viên lớn ở thủ đô Tehran. Lên đây mới sáng ra toàn thấy mấy cặp đôi ngồi hẹn hò rồi, đi bộ ra phía cầu vượt nhìn toàn cảnh thành phố rộng lớn, nơi đây tụ tập nhiều bạn trẻ, đa phần ai cũng nhìn nhóm mình, 1 thằng châu Á và 1 thằng châu Âu, một số người còn bắt chuyện hỏi thăm, xin chụp ảnh cùng.

Tabiaat Bridge - Taleghani Park - Tehran

Trẻ trâu Iran
Quán CF cũng tương đối đẹp, 3 người khoảng 200k vnd cả bánh. Trưa ngồi ăn quán CF gần đó. Mình trả tiền CF, trả tiền taxi, có lần thì Lukas trả. Nói chung mình vẫn thích kiểu ở 1 mình tự đi hơn, thích đi đâu thì đi, người bản địa tuy vậy nhưng có nhiều nơi có lẽ họ đi nhiều rồi không thích. Đề xuất đi mấy cái Palace với di tích mà hem có đi, bảo k có gì đâu, như kiểu mình ở Huế mà bảo đừng có vào Đại Nội hay đi mấy cái lăng thì hỏng roài. Cậu Thuỵ Sĩ kia thì sao cũng dc vì cậu có 10 ngày ở đây, Thôi cuối cùng mình đề xuất dc đi tháp Milad, vé lên tháp mấy tiền quên rồi. Tiếp theo đi Bazzan gì đó quên rồi, ghé vào 1 thánh đường ngay trong chợ. Ăn uống linh tinh tạm trước khi về nhà cũng khá xa so với trung tậm.

Các tháp truyền hình cao nhất thế giới

Thủ đô Tehran nhìn từ tháp Milad Tower

Bên trong nhà thờ của người hồi giáo
Chiều về đến nhà khoảng 6 giờ, ngồi chơi nói chuyện, mình nhờ mua giúp 2 vé xe bus Online Người Iran thường ăn tối rất muộn, tầm khoảng 9h.
Ngày 3: Shemsank, Iran
Theo dự định mình sẽ đi Semsank để thấy tuyết chứ không có tham gia chơi vì phí tiền với lạnh lẽo quá, còn thời gian mình sẽ đi 1 số địa điểm khác. Mùa này Tehran tầm khoảng 12 độ nhưng vẫn còn tuyết ở vùng núi, có lúc xuống tận âm 15 độ. Tới 1 khu gần Semsank, dừng lại tham quan: Nơi này view đẹp nên có nhiều người, cạnh đó 1 số người đang leo dốc tuyết bằng đu dây, hàng quán được bán ngay trên 1 xe 4 chỗ.
Phải nói ô tô ở Iran khá là rẻ, các hãng xe Peguot, Renue của Pháp, gì gì nữa quên rồi, sản xuất lắp ráp ở đây, giá mới chỉ khoảng 120 triệu, xe cũ thì style như những năm 90. Iran bị Mỹ cấm vận kinh tế, chỉ mới mở cửa vài tháng, giá xăng rẻ, 1 lít tầm khoảng 9 nghìn gì đấy. Hôm nay đi cùng với bạn cùng lớp của bạn Iran, cậu ấy cao tận 1 mét 97, 2 bạn kia cũng cao, rốt cuộc mình như người tí hon J, hôm nay chạy xe riêng.
Khu trượt tuyết Dizzin và Shemsank là 2 khu nổi tiếng ở Iran Lên tới nơi ngắm view tuyết 1 lúc rồi chơ quả thật lạnh quá với gió, chịu không nổi. Biết là đi tới nơi có tuyết mà chỉ mang mỗi cái áo North Face 2 lớp trong suốt hành trình để giảm trọng lượng hành lý.

Tý hon, núi trượt tuyết Shemshak, Tehran
Đường từ SS đến Dizzin thường họ không cho đi ban ngày vì xe dọn tuyết làm việc 1 chiều, nhưng thương thuyết 1 chặp rồi cũng mua vé dc để qua, đều chạy đúng nguy hiểm thật. Đều trên núi tuyết đẹp ghê. Lần đầu tiên thấy tuyết. Đúng là phải có ủng đế có gai với găng tay, khăn quàng, mũ, kính … các kiểu mới trải nghiệm dc chứ chân đi thì lún, lúc thì trượt hoặc khó leo, tay thì lạnh và cũng không bốc được tuyết. Trên đường về ghé vào 1 nhà hàng trên núi tuyết, biết kiểu gì cũng mắc nhưng thấy họ ăn đông nên giá cũng Ok. Nhà hàng toàn bằng gỗ, lối đi vào nhỏ, nằm sát vách núi, đẹp kiểu như mấy phim cổ châu Âu.
Kế hoạch mình từ trước là sáng hôm sau bay từ Tehran vì check giá máy bay cũng rẻ, có 5 mấy đô Trong khi chờ đợi bữa tối: bày trò chơi board game, chơi cờ vua, nói chuyện văn hoá, à còn đống tiền mang theo đem tiền Việt Nam ra tặng ( quên béng cái vụ quà khi tới ở ), 10h, Milad lấy xe cùng Luskas chở mình đến bến xe buýt đi Esfahan, thiệt chơ có máy bán vé toàn chữ giun, k có quỳ luôn. Trong suốt thời gian ở nhà Milad, đem lại 1 trải nghiệm mới mẻ đối với mình, cảm ơn Milad, và nếu ai có hứng thú đi du lịch Iran mình giới thiệu cho.
Một số địa điểm ở thủ đô Tehran: Golestan Palace, Milad Tower, Azadi Tower, 1 số viện bảo tàng, công viên, lăng mộ, … trượt tuyết thì Dizin, Tochal, Shemshak.
Ngày 4: Hành trình ở cố đô Esfahan ...
Esfahan, thành phố lớn thứ 3 của Iran ngày nay ( Isfahan ) cách thủ đô Tehran khoảng 450km về phía Nam, đi xe mất tầm 6 tiếng, còn bay thì 1 tiếng. Đây là có 1 thời là thủ đô của Ba Tư. Người Iran có câu tục ngữ: Iran là 1 nửa của thế giới (theo wikipedia )
Xe bus liên tỉnh phải nói là rất ok, mỗi tội sáng tới sớm lạnh quá, ngồi tạm ở phòng chờ chờ trời sáng thì ghế sắt ngủ không có được nên đành ngủ ngồi, vì về khách sạn 5h sáng thì chắc cũng chẳng cho checkin, thôi 7h kém bắt chiếc taxi về đại, gửi đồ rồi đi loanh quanh đó được. Mình trả 3$ lẻ, chở về đến nơi ông đòi 5$, tại đi lòng vòng k biết đường , nhất quyết không trả thêm. Lầy chặp cũng chịu, may là chỗ ở cho nhận phòng sớm. Không có lễ tân trực, mấy ông còn lại chả biết chút tiếng Anh nào.
Căn phòng 25$ của mình đồ dùng như ở thập niên 90, ngủ 1 giấc tới gần trưa mới dậy. Hỏi xe đi đây tới 67h chiêu nhiêu tiền, 800k thì phải, mắc nên thôi đi bộ, t cứ trả 100k là cho 1h là đẹp. ( 100 Euro ~ 400k Rials lận nên 100k ~ 70k của VN )

Khách sạn ở Esfahan, đồ dùng như thập niên 90

Quảng trường ở Esfahan
Có google map trong tay ngại gì, Esfahan nó nhỏ nhỏ như Huế vậy, cũng may ở gần trung tâm, đi bộ ra quảng trường Naghsh-I Jahan gần có tí, một trong những quảng trường lớn nhất thế giới, được UNESCO công nhận là di sản văn hoá có rất nhiều người nhìn, hỏi thăm, tận tình chỉ cả đường ra cho mình địa điểm tiếp theo. Ghé vào cửa hàng bánh ram trên đường, và cửa hàng tạp hoá.

Quảng trường Naghshe Jahan, Shiraz, Iran

1 gia đình người Iran
Đến metro station thì thấy đang thi công, xe bus thì toàn chữ giun, chịu rồi nên thôi mai sẽ bắt taxi. Ở Tehran thì map có Metro, đều khoảng cách từ station đến địa danh cần đến khá là xa nên nếu đi thì nên thuê taxi cho lành.

Làm thế nào để đi bus -_-
Ngày5: Esfahan
Sáng ra kiếm chiếc taxi, chỉ 1 số địa điểm mình muốn đi, chốt giá.

Sông cạn hết cả nước
Thăm mấy cây cầu, Esfahan nổi tiếng với những cây cầu, bộ đội thì cho chụp chung, mà công an thì không cho chụp. Bị đòi thêm tiền, thôi trả vậy. Vào 1 cái church, rồi vào cửa hàng thảm. Iran nổi tiếng về thảm.

Những người lính Iran
Giy Việt Nam xuất khẩu qua đây còn Iran thì xuất khẩu thảm qua Việt Nam Trưa vào trong 1 garden có cái thư viện vào đó nằm ngủ đến chiều về khách sạn lấy hành lý rồi lên bến xe ngồi, gặp 1 bạn người Chinese bắt chuyện với mình tại trông giống. Mình đi đâu cũng Chinese, Japanese, Korean và kết thúc bằng câu Oh Việt Nam !

Vank Cathedral
Địa điểm: Quảng trường Naghshe Jahan ( 1 khu mấy điểm gần nhau ), Chehel soton Palace, vài cái Mosque như Sheikh Lotfollah Mosque, Jame Abbasi Mosque, Vank Cathedral, và nổi tiếng các cây cầu bắc qua sông Zayandeh: Khaju Bridge, Si oseh Pol Bridge, Shahrestan Bridge, … sơ sơ cỡ chục cây cầu, đều xui trúng mùa khô cạn cả nước, nhìn đáy sông toàn sỏi với đá

Đường phố Esfahan

Bên trong 1 khu chợ ( Bazaar )
Ngày 6: Trở lại Shiraz ...