AI CẬP - Tập 1: Vì sao mình đi Ai Cập ?
Cuối tháng 12 năm ngoái, xe chở khách bị đánh bom ở Giza ( khu kim tự tháp ) có 4 người Việt bị thiệt mạng cũng không thể ngăn được “cậu bé chăn cừu MINHLA” đến để tay sờ, tai nghe, mắt thấy những di tích, những câu chuyện huyền bí ở một trong những cái nôi của nền văn minh nhân loại này.
Giấc mơ từ nhỏ khi cậu biết đến Kim tự tháp là cái gì mà lạ vậy.
( Câu trên là tính đến hôm qua thôi, hôm nay ở Giza lại có đánh bom làm 12 người bị thương. Hôm qua cuối tuần rảnh mới bắt đầu ngồi hồi tưởng lại hành trình cách đây đúng 1 tháng để note lại cả quên. )
“Vào trong kim tự tháp rồi nó ra sao, có như trong phim không ?” - Là câu hỏi được nhiều người hỏi mình nhất.
-----
Đứng trước 1 kỳ quan 4500 năm tuổi mà ai cũng biết là cai gì đấy
*Nguồn gốc xuất xứ:
Hai năm rồi đã lỡ hẹn với Pharaoh, khi năm trước thì do săn được vé châu Âu hãng 5* khứ hồi có hơn 12 triệu nên phải dành hết phép để đi. Còn năm ngoái đã mua vé VN – Kuala Lumpur khứ hồi rồi mà cuối cùng vé KL – Ai Cập đoạn sau lên cao quá nên thôi chuyển sang qua thăm Khựa từ KL với max Visa và còn ít ngày phép đi xem World Cup.
Với 15 ngày phép/ năm, do đó việc chọn địa điểm và thời gian để đi nên thời gian yêu thích nhất là từ Giỗ tổ đến qua Lễ 30/4 hàng năm.
Hành trình Ai Cập 20 ngày với 11 ngày phép. Năm nay còn 4 ngày phép nữa là hiểu thôi :)
Lúc đầu xác định sống chết có số, đi một mình. Sau thằng em và bà chị cơ quan join. Vậy là team đi châu Âu tái ngộ. ( Hồi 2017 cũng đi 20 ngày 4 nước châu Âu, giờ chỉ 1 nước ).
**Một số thông tin Ai Cập ngày nay:
Hồi trước 2010, Ai Cập vẫn là đất nước nổi tiếng du lịch với 14,7 triệu lượt khách quốc tế, đóng góp 11% GDP ( theo wikipedia ). Lúc đó Việt Nam tầm 5 triệu khách (gấp 3 lần mình)
Đến 2017, Viêt Nam với 13 triệu lượt khách và Ai Cập 8,3 triệu ( năm 2016 là một năm tồi tệ nhất với Ai Cập khi lượt khách chỉ đạt 5,4 triệu ) (giờ mình gấp rưỡi nó)
Nguyên do lượt khách giảm mạnh 37% sSau cách mạng Ai Cập 2011, khủng bố triền miên.
*Vị trí: Lãnh thổ thuộc cả châu Phi (phần lớn ) và châu Á
Sông Nile chảy dọc chiều dài đất nước Ai Cập tầm 1400 km là nơi tập trung dân cư chủ yếu. Phía Tây là sa mạc Sahara.
Cho cái bản đồ cho dễ hình dung
*Kinh tế: Từ 2017, lạm phát tận 30% sau khi chính phủ cải cách tiền tệ để nhận gói cứu trợ từ IMF ( 1/10/2016 1 USD = 8,8 EGP, 1 tháng sau tăng lên 1 USD = 17,8 EGP ( gấp đôi ) )
GDP = 3.500$ ( gấp 1,5 lần so với VN )
Mình thấy lạ hèn gì trong cuốn sách Lonely Planet Egypt bản mới nhất mới mua năm kia giá cả review không đúng chút nào.
*Di chuyển:
Ai Cập từ Việt Nam không có chuyến bay thẳng. Vé KH 1 Transit từ HCM tầm 900 – 100$. Mình mua được vé rẻ Oman Air (4*) từ Bangkok – Cairo KH transit Oman 480$.
Mọi bữa Egypt Air cũng rẻ mà sao bữa nay tầm 17,18 triệu không à. Follow cả năm trời mà không kiếm được vé rẻ.
Transit ở KL cũng là lựa chọn không tồi, vé năm ngoái định bay Saudia Airlines tầm có hơn 9 triệu, mà 1 năm sau lúc nào cũng vào canh mà không còn được giá đó nữa.
*Có cái gì:
Có nắng nè, gió nè, cát nè. (Mấy cái này ở Huế cũng có mày).
Kim thự tháp và tượng nhân sư – 1 trong 7 kỳ quan thế giới cổ đại còn sót lại thì ai cũng biết rồi.
Lời nguyền xác ướp, các vị vua từ thời xửa xưa ( pharaoh ), vua Ramsses, nữ hoàng Cleopatra này.
Ngọn hải đăng Alexandria cổ đại ( tàn tích ), các lăng mộ đền đài các vua này.
Thư viện Alexandria từng lớn nhất thế giới này.
Kênh đào Suez huyền thoại này.
Sông Nile này, sa mạc Sahara, biển Đỏ này.
…
Nhiêu đó 20 ngày là con số mình cảm thấy hợp lý để đi. Vì chỉ đến có 1 lần thôi các bạn ạ.
… Tập đầu viêt sơ sơ vậy đã. Tuỳ hứng cảm xúc hên xui nữa.
Cũng ưa viết làm mà năm ngoái đi Khựa với Nga Ngố gần 30 ngày muốn viết nhiều lắm mà sau về chặp đổ nhác.
Huế, 19/05/2019 – (1 tháng từ ngày bắt đầu hành trình)