Bão Vàm Cỏ về thăm quê

     Mượn tiêu đề của một bài viết tôi đã đọc đâu đó trong tuần qua về cơn bão số 13 (VAMCO - một trong những cái tên VN đóng góp trong kho ...

    Mượn tiêu đề của một bài viết tôi đã đọc đâu đó trong tuần qua về cơn bão số 13 (VAMCO - một trong những cái tên VN đóng góp trong kho tên cho bão quốc tế - châu Á Thái Bình Dương này ). 

    Đây cũng là bài viết đầu tiên của tôi về mấy cơn bão từ bé đến giờ, cũng là để lưu lại một năm 2020 ngoài Cô Vy ra còn lắm thiên tai đến vậy.

Cơn bão VAMCO số 13 hình thành đã được 1 tuần ở trên Thái Bình Dương

    Sau năm 2019 nóng kỷ lục thì đúng như dự báo nay là năm của La Nina, nhưng không ngờ nó ảnh hưởng rất lớn và gần nhất là miền Trung. Mạnh nhất từ tháng 8 đến tháng 2/2021. Thật, 2020 còn 1,5 tháng nữa mới hết mà ghi nhận quá nhiều kỷ lục về lượng mưa và số lượng cường độ bão.

    Liệu không biết có đúng như dự báo số 13 này sẽ đi dọc các tỉnh miền Trung rồi mới đổ bộ không, nhưng đường đi của nó trong mấy ngày qua cũng như dự đoán các cơn bão trước của ta khá là chính xác. Cơn bão này là số 21 của Phillipness, gây thiệt hại nhiều nhất trong năm nay.     "Với việc bão Vamco đi vào biển Đông trở thành cơn bão số 13, trên biển Đông đã ghi nhận thời gian xuất hiện 9 cơn bão liên tiếp nhanh nhất (2 tháng từ 15/9-15/11/2020), ngang bằng kỷ lục năm 2017. Và đây là lần đầu tiên (kể từ năm 1974), 8 cơn bão liên tiếp trên Tây Bắc Thái Bình Dương cùng đi vào biển Đông (Linfa, Nangka, Saudel, Molave, Goni, Atsani, Etau, Vamco), một điều vô cùng hiếm gặp." - Nguồn: Wikipedia.

        Chỉ trong vòng một tháng rưỡi vừa qua mà dải đất miền Trung này ( trong đó có cả Huế quê tôi ) phải chịu liên tiếp 5-6 cơn bão mạnh, có những cơn cường độ khi đổ bộ được đánh giá mạnh nhất trong vòng 20 năm qua. Bão thường đi kèm với lũ lụt, hết đợt này rồi lại đợt khác, nước ngập chưa kịp rút thì nước lại đến.

    Xem lại biểu đồ các cơn bão những năm gần đây chưa bao giờ thấy nó xuyên đất nước tôi dày đặc như năm này.  

Bão Tây Bắc Thái Bình Dương 2020 - Nguồn Wikipedia

    Nói đâu xa xôi, 30 năm cuộc đời lần đầu tôi thấy thành phố Huế của tôi trở thành như rừng rậm sau cơn bão số 5 cách đây 1,5 tháng. Rồi nào sạt lở, nước cuốn cướp đi tính mạng của nhiều người.

    Tôi luôn tự hào cố đô Huế có rất nhiều con đường rợp bóng cây so với các tỉnh khác lắm, thân thuộc nhất vẫn là cây to ở ngay trước xóm không biết đã qua bao thế hệ, qua bao nhiêu cơn bão lụt.

    Vậy mà có lẽ tuổi cao sức yếu, nó đã bị quật ngã và kéo theo quanh đó tận 5 ngày mất điện ở ngay trung tâm thành phố Huế. Đó chính là nhà tôi - Thật không thể tin nổi !

Còn lại gì sau cơn bão


    
    Thật ra là mới cơn bão đổ cây cuối tháng 9 đó xong là tôi đi chơi 9 ngày không có ở nhà, nghe kể lại lúc đó nhà mất điện 5 ngày.

    Lại là một cơn bão khác 2 tuần sau đó, nó chỉ đổ bộ chậm đi đâu đó nửa ngày thôi là những bức ảnh săn mây ấy sẽ không tồn tại rồi. Ngày hôm trước bão đổ bộ, cơ quan nghỉ, tối còn cấm bay.

    Bão tan, bay thành công, đúng tiến độ, mấy đứa hí hửng đi săn mây 3 ngày thì lên trên núi được tin quê nhà đang ngập nặng. Trên núi thì không có sóng, được cái Viettel thỉnh thoảng OK. Tới lúc ngày về mưa ngập nặng không rõ có lên được hay không, phụ huynh bảo ở lại ngoài đó luôn. Đi chơi thêm 2 hôm nữa = mấy đồng nghiệp nhà thấp nghỉ lụt.

Bão vào phải vứt xe mà chạy

    Nếu không vì VAMCO thì cuối tuần này tôi đã không bỏ kế hoạch chinh chiến. Ở lại sát cánh cùng ACE đón bão. Tối nay 14/11, bên ngoài trời mưa, gió rít, cánh cửa rầm rầm. Cách Huế còn đâu đó trăm km nữa thôi.

    Đêm nay, hàng triệu người dân miền Trung và những người con xa quê ngóng chờ tin bão. Điều tất nhiên ai cũng muốn nó đừng ghé mình, nhưng chắc chắn sẽ có nơi ăn đạn.
Đừng có tối đang ngủ tỉnh thấy người ướt ướt nhé.

    Những việc con người làm ảnh hưởng đến môi trường thì sẽ được trải nghiệm nhiều thiên tai khắc nghiệt hơn thôi :(

Một số số liệu lượm lặt

 "Sau cơn bão số 5, toàn tỉnh có 10 nhà bị sập; 21.283 nhà tốc mái, 20 trường học bị tốc mái phòng học, khu hiệu bộ, sập hàng rào, tốc mái nhà xe, hư hỏng thiết bị dạy học. Khoảng 15.000 cây xanh gãy đổ; thiệt hại 439ha hoa màu, 1.230ha cây lâm nghiệp bị gãy đổ (trong đó cao su 863ha), 300ha cây ăn quả và gần 40ha nuôi trồng thủy sản bị thiệt hại. Ngoài ra, về thông tin liên lạc có 43 tuyến cáp quang bị đứt gián đoạn liên lạc, 721 trạm BTS bị mất điện, mất liên lạc; điện lực có gần 200 cột điện bị gãy, nghiêng và 3 máy biến áp hỏng. Tổng thiệt hại ước tính hơn 500 tỷ đồng. " - Nguồn: Báo tài nguyên và môi trường.

    "Đặc biệt, cơn bão số 9 mạnh nhất gần 20 năm qua đổ bộ vào đất liền (tâm bão tại Quảng Ngãi) với sức gió cấp 11-12 giật cấp 14-15. Mưa lớn đã gây ngập lụt trên diện rộng, lúc cao điểm tới 1,2 triệu người bị ảnh hưởng ở các tỉnh từ Nghệ An đến Quảng Nam. Đây là đợt thiên tai nghiêm trọng và khốc liệt, khi bão chồng bão, mưa chồng mưa, lũ chồng lũ, vượt lịch sử.

    Đến nay, bão, mưa, lũ sạt lở đất trong tháng 9, 10/2020 đã làm 242 người chết và mất tích, trên 200.000 ngôi nhà bị sập đổ, hư hỏng, tốc mái; nhiều công trình cơ sở hạ tầng bị thiệt hại nghiêm trọng, phải mất rất nhiều thời gian, nguồn lực mới phục hồi, tái thiết lại được. Tổng thiệt hại kinh tế do bão lũ trong thời gian qua gần 28.800 tỷ đồng". - Theo báo Tiền Phong.

Ngập lụt triền miên


Còn lại gì sau cơn bão


    Cập nhật sáng nay Huế sau khi VAMCO đi check ra ngoài Quảng Bình, trời đã trong xanh, ngoài đường cành cây rơi khá nhiều, cũng đôi ba cây to bật gốc, nhiều người đi lượm tồn bay về bán chai bao cũng như chở gỗ về làm củi. Vẫn còn khá là may mắn sau cuộc dạo chơi của cơn bão 13 này.

    

Huế, 14/11/2020

Related

VAMCO 2351631511337117830

Đăng nhận xét

Follow Us

- Đây là nơi lưu lại kỷ niệm của MINHLA -
*Mua vé ủng hộ SĐT/Zalo: 0935125222 https://vemaybayre.net/
*Xem thêm bài cũ tại: Facebook.com/minhlyanh

Popular Posts

Số lượt ghé thăm

-

-

Connect Us

item