TRUNG QUỐC - Tập 30: Thỉnh kinh ở Vân Nam – P10: Thiên Long Bát Bộ phim trường

   Cuối cùng thì Ngộ Không tui cũng học được Lăng Ba Vi Bộ và Lục Mạch Thần Kiếm, hoá thân thành Đoàn công tử cùng 3 cô nương và 1 lão bà bà...

   Cuối cùng thì Ngộ Không tui cũng học được Lăng Ba Vi Bộ và Lục Mạch Thần Kiếm, hoá thân thành Đoàn công tử cùng 3 cô nương và 1 lão bà bà trong một ngày mà dưới bàn tay của đạo diễn "Trương Nghệ Minh" team thỉnh kinh tấu hài no say khỏi cần ăn luôn.

   Mà phải kể đến là do tui quá nổi bật trong cái phim trường rộng cỡ = Đại Nội Huế này, đi đến đâu người ta cứ ồ à" Đoàn Công Tử kìa" , có đoạn chúng tôi đang diễn còn đến xin quay clip cùng nữa chứ.




Đoàn công tử và các nô tỳ

     Trong các truyện của Kim Dung, tui vẫn thích nhất Thiên Long Bát Bộ, một tác phẩm chắc hẳn gắn liền với tuổi thơ 8x 9x lúc bấy giờ, nhất là qua những tập phim được chiếu trên tivi với nhiều phiên bản. Tác phẩm này được chuyển thể 10 lần là hiểu độ hot rồi.

     Hồi nhỏ là thích nhất mấy đoạn đánh nhau Kiều Phong mỗi khi xuất Giáng Long thập bát chưởng cân cả team, Đoàn Dự với Lục mạch thần kiếm mà xuất chiêu lúc được lúc không, đến khi đánh không được thì bỏ chạy, còn Hư Trúc thì yếu quá về sau mới mạnh nhất team lận.

     CLIP diễn: tại đây


GIỚI THIỆU
(Nguồn Wikipedia )

     Thiên long bát bộ (天龙八部; - Tiān Lóng Bā Bù) là một tiểu thuyết võ hiệp của nhà văn Kim Dung. Tác phẩm được bắt đầu được đăng trên tờ Minh báo ở Hồng Kông và Nam Dương thương báo ở Singapore 1963 - 1966, liên tục trong 4 năm.

     Nội dung "Thiên long bát bộ" thấm đượm tinh thần Phật giáo mà Kim Dung vốn ngưỡng mộ, tiếng nói của Phật giáo trong tác phẩm vừa dịu dàng sâu lắng vừa thật hiển minh, quán xuyến từ đầu chí cuối tác phẩm. Các nhân vật chính trong tiểu thuyết được dựa trên Bát bộ chúng, là tám loài hữu tình trong thần thoại Phật giáo. Là những vị thần có gốc từ hindu giáo mà trước kia họ hung ác, sau được Phật chuyển hoá thành những thần vật hộ trì Phật pháp.

     Cuối năm 2004, nhà xuất bản giáo dục nhân dân của TQ đã đưa tác phẩm Thiên long bát bộ vào sách giáo khoa lớp 12. Bộ Giáo dục Singapore cũng làm như vậy đối với các trường cấp 2, 3 sử dụng tiếng Trung Quốc. Thiên long bát bộ cũng đã được chuyển thể thành phim truyền hình nhiều lần bởi cả các nhà sản xuất Trung Hoa đại lục và Hồng Kông.

     Đây là phẩm dài nhất của Kim Dung, ông đã chỉnh sửa truyện này 3 lần, lần gần nhất là vào năm 2009.

     Câu chuyện xoay quanh mối quan hệ phức tạp giữa nhiều nhân vật đến từ nhiều nước khác nhau: Kiều Phong, Đoàn Dự, Hư Trúc. Với tác phẩm này, Kim Dung muốn nói đến mối quan hệ nhân - quả giữa chính bản thân các nhân vật với gia đình, xã hội, dân tộc, đất nước. Câu truyện xảy ra vào thời Bắc Tống và còn bao gồm các cuộc chiến tranh giữa nhà Tống, Đại Lý, Đại Liêu, Thổ Phồn và Tây Hạ.

ĐOÀN DỰ

** Theo lịch sử: (Nguồn Wikipedia )
     Đoàn Dự (1083 - 1176), là vua thứ 16 của vương triều Đại Lý ( kiểu như Champa mình hồi đó ). Nay Đại Lý thuộc tỉnh Vân Nam, Trung Quốc. Cũng là con của Đoàn Chính Thuần như trong phim luôn.
Đại Lý là một nước nhỏ, theo Phật Giáo Mật tông, ai lên làm vua xong cũng đi lên chùa tu cả, ngôi chùa chọn tu hành là Sùng Thánh Tự ( Tam Tháp ) được giới thiệu ở tập trước.


***Theo truyện Kim Dung (Nguồn Wikipedia )

     Nhân vật Đoàn Dự ( 段公子- Duàn gōng zǐ ) là một chàng trai khôi ngô tuấn tú, hoàng tử của nước Đại Lý. Tuy là con nhà võ nhưng không thích luyện tập võ nghệ mà chỉ thích ngao du sơn thủy. Tình cờ trong quá trình can thiệp để giải cứu Chung Linh cô nương, Đoàn Dự lọt vào một hang đá, thấy một bức tượng ngọc bích rất đẹp (mà anh gọi là Thần tiên tỷ tỷ).

     Sau khi vái lạy bức tượng 1000 cái, anh lấy được bí kíp về Bắc Minh thần công (món võ hút lấy nội công kẻ khác, nhưng không tiêu huỷ nội lực đối thủ như Hóa công đại pháp do Đinh Xuân Thu luyện sai Bắc Minh thần công) và Lăng ba vi bộ (món võ có thể uyển chuyển chạy nhanh và tránh né các đòn công kích khác), và Đoàn Dự cũng miễn nhiễm độc tố sau khi vô tình nuốt phải một con cóc cực độc có tên là Mãng cổ chu cáp.

     Đồng thời Đoàn Dự cũng làm quen được Mộc Uyển Thanh, một cô gái xinh đẹp, võ công cao cường, nhưng tính tình đanh đá và lúc nào cũng che kín mặt. Mộc cô nương đem lòng yêu mến chàng công tử họ Đoàn, và trong lúc đánh thua Nam Hải Ngạc Thần (một trong tứ đại ác nhân), đã nguyện kết nghĩa vợ chồng với Đoàn Dự và cho Đoàn Dự xem mặt nàng.

     Khi đó, các thuộc hạ của Đoàn Chính Thuần xuất hiện giải vây và đưa Đoàn Dự cùng Mộc cô nương về Đại Lý. Trên đường về, họ ghé thăm Đao Bạch Phượng, là mẹ ruột của Đoàn Dự, đang ở ẩn trong một ngôi chùa. Khi Đao Bạch Phượng thấy cách phóng phi tiêu của Mộc cô nương, bà nghi ngờ Mộc cô nương có liên hệ với Tần Hồng Miên, vốn là tình địch ngày xưa của bà.

     Đoàn Dự và Mộc Uyển Thanh về Đại Lý, mọi người phát hiện ra Mộc Uyển Thanh là con gái của Đoàn Chính Thuần và Tần Hồng Miên, Đoàn Dự và Mộc Uyển Thanh là anh em cùng cha khác mẹ nên không thể lấy nhau được. Quá chán chường và đau khổ, Mộc Uyển Thanh định tự vẫn, sau đó bị Đoàn Diên Khánh bắt giam vào thạch thất trong Vạn Kiếp Cốc, cả Đoàn Dự cũng bị Nam Hải Ngạc Thần nhốt chung vào đây.

     Hai người bị lừa uống phải Âm dương hòa hợp tán, một loại xuân dược cực mạnh có khả năng kích động tình dục, nhưng Đoàn Dự nghị lực hơn người nên cả hai đã thoát khỏi hiểm cảnh. Bảo Định Đế Đoàn Chính Minh, Đoàn Chính Thuần cùng các thuộc hạ đến Vạn Kiếp Cốc giải cứu được hai người. Đoàn Dự phát hiện ra Chung Linh, con gái Chung Vạn Cừu ở Vạn Kiếp Cốc cũng là em ruột của mình.

     Sau đó tại chùa Thiên Long, Đoàn Dự may mắn luyện thành công Lục mạch thần kiếm (là môn chỉ pháp được xem là một trong hai môn võ công đệ nhất thiên hạ cùng với Dịch Cân Kinh của Thiếu Lâm - theo lời nhân vật Mộ Dung Bác), nhưng chàng lại bị Hòa thượng Cưu Ma Trí nước Thổ Phồn bắt tới Cô Tô vì Đoàn Dự biết Lục mạch thần kiếm và hắn muốn hỏa thiêu chàng để cúng Mộ Dung Bác, bằng hữu lâu năm của hắn.

     Chính ở đất Cô Tô này Đoàn Dự đã gặp Vương Ngữ Yên và yêu nàng. Nhưng thật trớ trêu, Vương Ngữ Yên chỉ yêu mỗi Mộ Dung Phục. Sau này khi Mộ Dung Phục vì muốn khôi phục Hậu Yên đã bỏ nàng nên Đoàn Dự và Vương Ngữ Yên đã đến bên nhau, mối tình si rốt cục cũng được đền đáp.

     Tuy nhiên, éo le ập đến khi chàng biết Ngữ Yên là con của Đoàn Chính Thuần với Vương phu nhân, tức nàng là em ruột mình. Về sau trong lúc sắp chết, mẹ của Đoàn Dự mới tiết lộ rằng thật ra chàng là con ruột của Đoàn Diên Khánh chứ không phải Đoàn Chính Thuần. Theo phong tục Đại Lý, chỉ cần không phải anh em ruột thì được lấy nhau.

     Cuối cùng, Đoàn Dự trở thành vua Đại Lý. Theo nguyên tác ban đầu, Vương Ngữ Yên trở thành hoàng hậu. Tuy nhiên, trong lần sửa đổi mới đây của Kim Dung vào năm 2009, thì Mộc Uyển Thanh mới là người trở thành hoàng hậu. Hai người sống cuộc sống ung dung tự tại. Một trong những cháu nội hai người là Đoàn Trí Hưng, là nhân vật xuất chúng, một trong "Thiên hạ ngũ tuyệt" hiệu là Nam đế, trong Xạ điêu tam bộ khúc. Với Vương Ngữ Yên, Đoàn Dự nhận ra anh không yêu cô mà chỉ là đem tình yêu với bức tượng ngọc bích gán cho cô, và đã để cô ra đi. Vương Ngữ Yên lúc này, do bị Đoàn Dự vô tình hút cạn sinh lực nên già đi khá nhanh. Cô muốn học thuật Trụ nhan của phái Tiêu Dao nhưng nó đã thất truyền, cuối cùng cô trở về Cô Tô, cùng A Bích chăm sóc Mộ Dung Phục lúc này đã trở nên ngây dại.

     Sau này, bất chấp đang ở địa vị ngôi vua cao quý, Đoàn Dự còn mạo hiểm đi giải cứu Tiêu Phong, nghĩa huynh của chàng. Đến cuối truyện, Đoàn Dự là người có nội công rất cao cường, vì lúc này nội lực của chàng vốn đã cao hơn Cưu Ma Trí, một trong những đại cao thủ trong truyện, rồi mà còn hút được nội lực cả đời của ông ta nữa.

     Lưu ý: Đoàn Dự cùng Đoàn Chính Thuần, Đoàn Chính Minh là các nhân vật có thật trong lịch sử và là các bậc vua chúa của nước Đại Lý. Tất nhiên các tình tiết trong truyện Kim Dung về những người này đều là hư cấu.


CÂU CHUYỆN CỦA MINHLA

     Ngày thứ 7 ( xem tập trước tại đây )

     Chúng tôi chỉ có 24 giờ ở Đại Lý, lên lịch trình vốn đi cái Tam Tháp, phim trường với thành cổ vậy là đủ, nên thành ra chỉ ở lại đây có 1 đêm.

     Bắt tuktuk ra phim trường cũng chỉ tầm 20 Tệ, vì cũng gần, chỉ cách thành Đại Lý khoảng 3km. Trời thì mưa, nhưng cũng phải đi chứ biết sao giờ.

Vé vào phim trường Thiên Long Bát Bộ 40 lúa/ cháu(~140k). Chỗ này đóng bản 2003.

     Vào ngay cổng bên tay trái là nơi cho thuê phục trang. Còn bên phải tuy bỏ tivi quảng cáo hoành tráng nhưng đó chỉ đi kèm mấy gói chụp ảnh hay quay phim.
Thật, cái phim trường hoành tráng thế mà người không có biết tiếng anh, đọc menu thì ghi chữ nhiều quá đọc không ra, sau chỉ muốn thuê đồ thôi nên cô nhân viên đó chỉ qua căn nhà đối diện.

Một quầy thuê đồ duy nhất, hình như 30 Tệ~100k trong 3 tiếng thì phải
     Trang phục của tôi thì quá ez: Bộ đồ trắng huyền thoại của Đoàn Dự là lựa chọn duy nhất trong đống trang phục Nam, thứ mà kiếm mấy ngày nay đây rồi. Còn hội tỷ muội kia lựa lui lựa tới, lúc đầu định chỉ có mình thuê. Đều sau tụi nghĩ lại sao cũng thuê hết. 
Mất ở nơi thuê đồ này cũng phải cả tiếng đồng hồ đấy.

     Cuối cùng Ngộ Không tôi đã hoá thân thành Đoàn công tử cùng 3 cô nương và 1 lão bà bà trong một ngày mà team tấu hài no say khỏi cần ăn luôn.







     Mà phải kể đến là do tôi quá nổi bật trong cái phim trường rộng cỡ = Đại Nội Huế này, đi đến đâu người ta cứ ồ à" Đoàn Công Tử kìa" , gặp thêm bầy nô tỳ này nữa, đoàn chúng tôi rất hùng hậu nên người ta chú ý. Có đoạn chúng tôi đang diễn còn đến xin quay clip cùng nữa chứ.

     Trong này con gái thuê nữ phục đi khắp phim trường sống ảo thì nhiều mà cả phim trường không có ai hoá trang Đoàn Dự ngoại trừ tui
Theo giờ sẽ có tiết mục biểu diễn múa hát ở ngay quảng trường, tầm 2-3h chiều là có đôi tú cầu kén rể.


Nam thanh niên nhặt được sẽ được lên trên kia

     Rất nhiều phòng với từng bối cảnh trong phim tha hồ diễn như phòng hội nghị, thành, kỹ viện, các dãy nhà …, cười sặc sụa cả buổi.

     Cộng dưới bàn tay của đạo diễn kiêm diễn viên chính, chỉ đạo võ thuật là "Trương Nghệ Minh" tui đây. Diễn lăng ba vi bộ và lục mạch thần kiếm cũng từ đó mà ra. Ngoài ra còn mấy clip bựa hơn nữa mà chưa có công bố.

     Bát giới thể hiện một ca khúc tự sáng tác tặng sư phụ


Lạc vào kỹ viện
Hư Trúc

Kiều Phong



     Thấy bảo phim trường này rộng 700 mẫu TQ ( là mấy không biết ), kinh phí xây dựng 2 triệu $ vào những năm 2000. Nói chung vào đây y sống trong phim cổ trang luôn.

     Cũng may là đoạn đầu trời cũng không mưa, sau mưa làm mất năng suất diễn.
Ở đây canh về đến hostel để lấy hành lý để ra ga đi Côn Minh thì xuất phát đúng giờ mà đoạn đi bộ từ ngoài phố cổ về đến nhà thì xảy ra chuyện.

Còn tiếp ...

Ảnh thì up hết Facebook lâu rồi, còn bài giờ mới viết này.


Tranh thủ đang nghỉ Covid có thể kiếm Thiên Long Bát Bộ xem, thấy có bản 2019 đấy. Mà mấy bản sau này mình không có xem lại, để kiếm xem thử thế nào. Đúng là xem lần đầu bản 1997 đến giờ vẫn rất ấn tượng, dù các bản sau có làm lại với kỹ xảo đẹp hơn, diễn viên đẹp hơn nhưng vẫn cảm giác đến những cảnh phim bản đầu tiên xem kìa.


Đại Lý, Trung Quốc 06/09/2019

Huế, 03/04/2020

Related

Trung Quốc 1240682403477542388

Đăng nhận xét

Follow Us

- Đây là nơi lưu lại kỷ niệm của MINHLA -
*Mua vé ủng hộ SĐT/Zalo: 0935125222 https://vemaybayre.net/
*Xem thêm bài cũ tại: Facebook.com/minhlyanh

Popular Posts

Số lượt ghé thăm

-

-

Connect Us

item