TRUNG QUỐC - Tập 31: Tết THANH MINH và ngày GIỖ TỔ


Mở bài không biết viết gì, mượn những câu thơ trong truyện Kiều của Nguyễn Du đã quá nổi tiếng với bao thế hệ

... Cỏ non xanh tận chân trời,
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa.
Thanh minh trong tiết tháng ba,
Lễ là tảo mộ, hội là đạp thanh.
Gần xa nô nức yến anh,
Chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân.
Dập dìu tài tử, giai nhân,
Ngựa xe như nước áo quần như nêm...

     Theo tứ tự trong năm: Tết Âm lịch, Tết Thanh Minh, Tết Đoan Ngọ và Tết Trung Thu chính là 4 ngày Tết cổ truyền xưa xửa xừa xưa của Trung quốc mà mình cũng có ảnh hưởng.

     Sau Tết Nguyên đán giờ là đến Tết Thanh Minh ( thường sau tầm 2 tháng ). Trong khi Việt Nam năm nay, năm Covid thứ nhất, học sinh vẫn nghỉ lút mùa.

      Thanh Minh  (清明 - Qing Ming) chả biết theo lịch trời gì đấy nhưng thường vào khoảng tháng 3 âm lịch, năm nay là 4 – 6/4. Trung Quốc được nghỉ thì họ nhớ, mình có ảnh hưởng gì đâu nên ai để ý, mỗi tội hôm nay họ nghỉ thì làm việc với ai.


     Đây là ngày quốc lễ nhằm nhớ ơn tổ tiên của Trung Quốc nên bên đó được nghỉ 3 ngày lận. Dân thì đi quét mộ để tưởng nhớ người thân đã khuất, môt số vùng miền thì ăn bánh ngải cứu. ( Bạn người TQ bảo vậy ).
Thanh Minh - nguòn Internet


 Sự tích tết Thanh Minh
     
     Từ thời Xuân Thu chiến quốc ( cỡ TK thứ 7 TCN ) có một người đàn ông Jie Zi Tui cắt thịt từ chân của mình để cứu vua khỏi đói khi đang đi trốn. Sau này cách mạng thành công, vua lại quên anh này. Dỗi vua ông đành cùng mẹ lên núi quy ẩn giang hồ. 

Tận 19 năm sau vua nhớ ra, thỉnh về mà không chịu xuống núi. Sau ông ra lệnh đốt nguyên quả núi để ông kia xuống mà lỡ tay lửa to quá làm chết mất anh ân nhân. Cắn rứt lương tâm quá, để tưởng nhớ nên vua ra lệnh toàn dân không được đốt lửa trong 3 ngày, nên trong 3 ngày này chỉ được ăn đồ ăn nguội. Vậy nên Tết Hàn Thực và Tết Thanh Minh ( tháng 3 âm lịch ) bắt nguồn từ đó.

Hồi xưa tết Thanh Minh thì làm gì ?
     
     Tết Thanh Minh không chỉ đi viếng mộ mà còn là dịp đi chơi xuân, thật mùa xuân trăm hoa đua nở, thời tiết mát mẻ nên thời phong kiến vua thấy thích hợp để chơi, tổ chức lễ hội này nọ. ( đoạn ngày tui nghĩ vậy ). “Đạp thanh” nghĩa là dẫm lên cỏ hay hẹn hò chơi xuân gì đấy, mùa này họ đi thả diều hay đi chơi nhiều quá dẫm lên cỏ nên lấy tên này đặt cho ngày này luôn. Hay chờ ngày mình học tiếng Trung thành tài kiếm tài liệu giải thích cho.
     
ở Việt Nam và ngày giỗ vua Hùng

     Bé giờ tôi cũng chẳng có khái niệm Tết Thanh Minh là gì đâu, hiện nay vì nhà nhà người người thường đi tảo mộ vào dịp Tết Âm rồi, khái niệm chỉ có biết là đã học qua đoạn 3 chị em Thuý Kiều đi chơi xuân gặp anh Trọng thôi. 

     Thời phong kiến VN thịnh chứ bây giờ chắc chỉ còn cỡ mấy người lớn lớn thì tham gia dịp Tết tảo mộ này chứ hiện nay ai tảo dịp này nữa.

     Nếu như ở VN mấy năm gần đây có nghỉ ngày “Giỗ tổ Hùng Vương” 10/3 Âm Lịch được trở thành quốc lễ, được nghỉ nhằm để tổ chức ăn nhậu, thêm 1 lý do để tổ chức ngày kỵ cho anh Hùng.

     Nước ta vốn có truyền thống thờ cúng ông bà tổ tiên, vốn là cái văn hoá, cái nếp mà khó bất cứ tôn giáo nào trên trái đất này có thể làm đổi thay được điều đó cả. Đó là đạo đức mà mỗi con người dân Việt được dạy từ những bài học đầu đời. Cha mẹ sinh ra và nuôi nấng ta nên người, và cha mẹ của cha mẹ là ông bà ta lại là người nuôi cha mẹ ta, ... và cứ thế trải qua biết bao nhiêu thế hệ. Mà quy về một theo sự tích thì cùng từ bọc trăm trứng của Lạc Long Quân và Âu Cơ mà nên.

     Vậy nên có cái ngày để tưởng nhớ tổ tiên chung, các hoạt động hướng về cuội nguồn dân tộc, tổ tiên. Hay nói cách khác theo Đảng là gắn kết để phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc. Do đó từ 2007 là năm đầu tiên được nghỉ ngày Giỗ tổ.
Tượng vua Hùng - Phú Thọ ( nguồn Internet )

     Thật, thời đi học được nghỉ ngày nào là thấy sướng ngày đó rồi.
Gần đây lại thêm ngày “Gia đình Việt Nam” được nghỉ thêm 1 ngày bổ sung vào nghỉ Quốc Khánh đấy, để gia đình có điều kiện sum họp trước khi các em vào năm học mới.

     Vậy là nhờ tổ tiên, ơn Đảng và nhà nước, tôi và các bạn đã có thêm 2 ngày nghỉ trong năm so với 2007 trở về trước giờ, được UNESCO công nhận là di sản văn hoá phi vật thể của nhân loại. Và rõ ràng là thêm một ngày nghỉ phép đối với tôi quý báu đến nhường nào.

     Đôi ba dòng lưu lại và chia sẻ thêm thông tin về ngày nhớ ơn nguồn cội mà chỉ có ít trong hơn 200 quốc gia trên thế giới có được.


Huế, Giỗ tổ - Thanh Minh, năm Covid thứ nhất.
06/04/2020

Related

Việt Nam 9065582423632054643

Đăng nhận xét

Follow Us

- Đây là nơi lưu lại kỷ niệm của MINHLA -
*Mua vé ủng hộ SĐT/Zalo: 0935125222 https://vemaybayre.net/
*Xem thêm bài cũ tại: Facebook.com/minhlyanh

Popular Posts

Số lượt ghé thăm

-

-

Connect Us

item