TRUNG QUỐC - Tập 19: Tiếng Trung như thế nào ?
Tạm ngưng series Ai Cập được 1 tháng do bận đi Khựa, giờ mới trở lại tiết mục viết vớ vẩn. 19 nhưng đây là tập đầu tiên mình viết trên...
https://www.lyanhminh.com/2019/09/trung-quoc-tap-19-tieng-trung-nhu-nao.html
Tạm ngưng series Ai Cập được 1 tháng do bận đi Khựa, giờ mới
trở lại tiết mục viết vớ vẩn.
19 nhưng đây là tập đầu tiên mình viết trên blog này (mấy
tập trước sẽ dời bài qua sau, nếu các bạn có hứng thú thì đọc ở Notes bên FB giúp tại đây).
Tiếng Trung ( Chinese, tiếng Quan thoại (Mandarin), tiếng
Hán, tiếng Khựa ) chính là ngôn ngữ mẹ đẻ được sử dụng nhiều nhất thế giới ( chứ
không phải tiếng Anh nhé ).
Khựa dân quá đông y lận. cứ 5 người trên thế giới là có 1
người Trung Quốc ( chiếm 18.41% theo wikipedia ). Vậy nên điều trên thì không
có gì phải lạ.
Chữ và pinyin - còn nghĩa thì không cần biết tiếng Trung cũng biết là gì |
Tuy học chưa được lâu, còn điếc lác nhưng tính ra cũng đã truyền dạy cũng được 5 đệ tử (thấy lớn lao quá, thực ra chỉ dạy vài buổi cho nhận ra đường lối ) và khiến một số người khác tự tìm học ( có hỏi thăm mà không biết có tự học nơi không ).
Nên sau đây mình giới thiệu. Đó cũng là một phần lý do năm ngoái mình có chuyến solo max visa 15 ngày ở Trung Quốc rồi mà năm nay lại đi tiếp, dẫn theo bầy đệ tử đi thỉnh kinh. Tổng cộng là nước mình ở nhiều ngày nhất (khoảng 25 ngày ) ( đương nhiên chỉ sau VN ).
1. Mình học tiếng Trung để làm gì ?
Mình mang tiếng chưởng môn phái ( đích tôn ) nên phải học
để về làng đọc bí kíp các bạn ạ. Nói vậy thôi chứ:
- Biết thêm một ngôn ngữ mới cũng thú vị
- Để chờ ngày thành tài buôn hàng Trung Quốc (
thấy hơi xa vời )
- Tại đi đâu trên thế giới cũng bị nhầm là đồng
hương hết. ( cứ thấy người châu Á là họ thường nhảy vào xả tiếng Trung )
- Và thấy chỉ có Trung Quốc mới đối trọng lại được
Mỹ ( tiếng Anh ), một đất nước trên thế giới chơi kiểu khá dị biệt so với các
nước tiên tiến khác như Nhật, Hàn, Tây Ban Nha, Đức, Ý, …
Google search, google map ( riêng Google
translate không chặn nhé ), Youtube, Facebook, Uber, … không chơi hàng Mỹ nhé,
hàng nội địa dùng được thì dùng. ( mình cũng có viết 1 bài về cái này rồi )
Và hơn nữa nó rất gần với tiếng Việt nên học cực
kỳ nhanh, nhanh hơn học tiếng Anh hay Pháp khá nhiều ( ngoại trừ viết chữ,
nhưng dù sao còn đỡ hơn chữ giun Ả Rập ). Biết tiếng nó qua đây hướng dẫn viên
nói tầm bậy hay nó chửi mình còn biết đường chửi lại.
...
Một số địa danh đã ghé. TQ gấp 30 lần nước VN |
2. Cấu tạo và so sánh với Tiếng Việt ?
Giới thiệu sơ qua để các bạn có cái hình dung tổng quát so với các ngôn ngữ khác
-
Tiếng Trung: Xưa đời nhiều thể loại lắm, Hán,
Tần, … các kiểu, đến bây giờ phổ biến nhất là Tiếng Trung giản thể ( mấy chữ
Hán tài liệu xưa của mình cũng không đọc được ). 1000 năm đô hộ bởi giặc Tàu mà
lị, may mà bây giờ VN có chữ Latinh, đều chỉ là ký tự biểu hiện trên giấy, còn
tên gọi thì đa phần hao hao giống Tàu, mượn của Pháp, Anh, …
-
Chữ gồm: Ký tự viết và pinyin: phiên âm của
từ để nhìn vào đó để đọc cũng như gõ ( nhắn tin ))
-
Ví dụ: Trên bàn phím TQ không xuất hiện phím chữ
你 ( đọc
là Nỉ: có ý nghĩa là bạn(YOU)) mà người ta sẽ gõ chữ N+I rồi chọn chữ xuất hiện.
- - Có từ đồng âm và viết khác.
Đọc: Ghép pinyin (nguyên âm và phụ âm như TV) và kết hợp thanh điệu.
- - Có 4 thanh điệu ( ngang, sắc, hỏi, huyền ) như
tiếng Việt là 6. Ghép với mỗi từ sẽ có 4 cách đọc (Ni, Ní, Nỉ, Nì). Đọc và gõ thì
theo Pinyin.
-
Mình nghĩ đọc gần giống và nghĩa cũng phải 20%
số từ. ( Cúa chia – Quốc gia, pa – ba, ma – má, mấy thánh coi phim Khựa e còn
rành hơn cả mình )
-
Viết như thế nào ? Có nhiều bộ, tưởng tượng viết
rồi học thuộc chứ sao giờ chứ không có quy tắc gì giữa ký tự và cách đọc cả.
-
Đặt câu thì đa phần như tiếng Việt vậy. Theo
thứ tự y chang. Bạn ăn cơm chưa ? viết là Bạn ăn cơm chưa ?
Ký tự này giống như Bảng chữ cái Kanji của tiếng Nhật nghe bảo là khó nhất (
chính là các nét, bộ của bảng chữ cái Trung Quốc ). Lịch sử của Nhật Bản so với
TQ thì ai cũng rõ.
Nguồn: Sách giáo trình hán ngữ |
So sánh với tiếng Anh, Pháp
- -
1 từ chỉ biểu thị 1 âm tiết nên không có trọng
âm, nhấn nhá.
- -
Không có nhiều giới từ ( so với at, on, in, of
… đủ kiểu )
- -
Không có chia động từ, giống giếc gì cả.
- -
Không có chia thì so với tiếng Anh đủ thể loại
thì.
- -
Câu hỏi không phải đảo động từ lên trước gì cả.
( Nhiêu đó, nhớ bổ sung sau )
Văn hoá Trung Hoa phổ cập nhiều quá nên biết thêm một ngôn
ngữ, biết mình biết ta trăm trận trăm thắng ( đều quân địch quá đông quá nguy hiểm :)
Thiệt chơ mình biết tiếng Trung trước khi cả biết tiếng
Anh, vì hồi bé tí tivi toàn chiếu phim kiếm hiệp tàu: Thiên Long Bát Bộ, Tây Du
Ký, Hoàn Châu Cách Cách, … các bài nhạc Hoa lời Việt một thời mà sau này lớn
lên tìm hiểu mới biết. Mà hồi đó không biết chữ đui nào cũng hát được như đúng rồi.
Vậy đó, tui giới thiệu sơ qua về tiếng Trung. Giao tiếp dễ
nhưng viết thì khó.
Chỉ cần học 1 buổi tầm 2 tiếng là có thể đọc được hết chữ Pinyin rồi, còn ký tự thì phải tự luyện thôi.
Chỉ cần học 1 buổi tầm 2 tiếng là có thể đọc được hết chữ Pinyin rồi, còn ký tự thì phải tự luyện thôi.
Chỉ khác là, tuy hồi đó cũng học được 3 tuần mà không xi
nhê chi cả, anh năm nay trình độ tiếng Trung đã hơn năm ngoái được HSK 3, không
còn điếc lác và bị họ tưởng người khuyết tật nữa. Quá tội !!
Mình sử dụng ngôn ngữ mẹ
đẻ khi đến đất nước họ thì cũng giúp cho mình cảm giác gần gũi họ hơn ( nói vậy chứ
không dùng tiếng Trung thì chỉ còn đường chỉ trỏ ). Với lại ở bên đó thì Tiếng Trung everywhere, và
không thể sử dụng tiếng Anh được.
Và nếu cả biết tiếng Anh và tiếng Trung thì bạn có thể đi bất cứ đâu trên khắp thế giới này cũng được cả.
Và nếu cả biết tiếng Anh và tiếng Trung thì bạn có thể đi bất cứ đâu trên khắp thế giới này cũng được cả.
Thôi lan man rồi, để qua các phần sau tiếp.
Trung Quốc, 04/2018, 09/2019.
Huế, 24/09/2019